Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Những điều đáng phải học từ nền giáo dục đứng đầu châu Á - Singapore


Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục của Việt Nam và Singapore có đáng để các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục suy nghĩ?

Là một người mẹ, lại là một nhà báo, với góc nhìn sắc sảo chị Thu Hà đã có những “phản biện” sâu sắc về phương pháp giáo dục truyền thống.

Những bất cập của cách giáo dục truyền thống

Theo chị Thu Hà: Ở các gia đình, buổi tối trẻ con thường được nghe câu gì nhất? Có phải là “Con làm bài tập chưa?” “Con còn bài tập không?”
Tại sao chúng ta lại biến con mình thành những cái máy giải bài tập vậy?
Tại sao biến giáo viên thành thợ dạy, con mình thành thợ học, thợ thi?
Tại sao lại biến bộ não quý giá của con mình thành những cái hộp lèn đầy chữ?
Hãy thử hình dung mà xem, IQ của trẻ em Việt Nam đâu có thấp hơn IQ trung bình của thế giới đâu. Thế kỷ 21 rồi, con chúng ta có đầy đủ điều kiện, vật chất và thể chất để trở thành “công dân toàn cầu” mà. Nhưng, những học sinh xứng tầm công dân toàn cầu ở đâu rồi?
phuong-phap-giao-duc-singapore-1jpg
Hiện phương pháp giáo dục tại Việt Nam vẫn đi theo lối mòn, truyền thống.
Thực ra thì lỗi không phải tại các em, mà vì chúng ta chẳng được cập nhật những phương pháp tư duy mới mà các nước phương Tây đã áp dụng từ nhiều năm nay.
Các con vẫn quá tải, cặp vẫn nặng trịch và bài tập vẫn đầy nhóc. Học ngày học đêm học thêm chủ nhật, học rất nhiều, nhưng…
Chúng ta chỉ học Toán mà không học tư duy logic!
Chúng ta học văn mẫu mà không học cảm thụ!
Chúng ta học thuộc lòng mà không học phản biện.
Chúng ta chỉ học phát âm tiếng Anh mà không học tư duy và sáng tạo bằng tiếng Anh.
Chúng ta học vì sợ hãi mà không phải học vì đam mê.
Chúng ta học vì bố mẹ, vì thầy cô, vì thành tích thi cử, mà không phải học vì chính mình.
Và, mục đích giáo dục trong nhà trường là đào tạo con người xã hội chủ nghĩa mà không phải là công dân toàn cầu, tự do, tự lập, và hạnh phúc với chính mình.
Rất nhiều ba mẹ Việt Nam vẫn chỉ quan tâm đến lượng bài tập đã hoàn thành, số điểm đã đạt được, thậm chí là tới thứ hạng con mình so với “con người ta”, mà không xem trọng các kỹ năng mềm cần thiết để con tư duy, tự lập.
Những lo lắng, ám ảnh từ quá khứ của riêng mình, nên ba mẹ “úm” con quá chặt, bảo bọc, che chở, dạy dỗ theo khuôn mẫu, theo kinh nghiệm ông bà truyền lại. Đã cuối thập kỷ 20 của thế kỷ 21, mà ba mẹ cứ xài hoài tư duy phong kiến, buộc con phải ngoan trong “cái kén” của mình, không được nói lên quan điểm của mình và cũng không cả gan dám theo đuổi, bảo vệ tới cùng quan điểm của mình. “Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe cha mẹ trăm đường con hư”! Cãi là no đòn.
Nhiều học sinh đi du học về cứ hỏi, tại sao tụi Tây hồi nhỏ nó học nhàn tênh mà vào đại học nó học giỏi dữ, rồi đi làm thì siêu vậy. Trong khi ở ta, điểm số, kết quả học tập trên lớp luôn rất cao, nhưng khi đi làm thì lại loay hoay đủ chuyện.

Giáo dục singapore có gì khác biệt?

Trái ngược hẳn với cách giáo dục của Việt Nam, quốc đảo Singapore lại luôn nhấn mạnh vào việc “dạy ít thôi, học hỏi nhiều vào”. Nhờ vào định hướng giáo dục này mà chỉ có 5,5 triệu người, Singapore thường xuyên được xếp hạng đầu trong bảng so sánh các quốc gia có hệ thống giáo dục và khả năng toán học của học sinh trên toàn thế giới.
Trong bảng xếp hạng của 76 quốc gia và lãnh thổ được công bố bởi OECD, Singapore đứng thứ nhất, tiếp theo là Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Bảng xếp hạng dựa trên những thử nghiệm về khả năng của học sinh 15 tuổi về toán học và khoa học. Anh ở vị trí thứ 20 và Mỹ 28.
Thậm chí, một số nước phát triển còn tìm cách tiếp thu nền giáo dục của Singapore và cách tiếp cận của riêng mình nhằm giảng dạy Toán, khoa học. Điển hình là Anh, chính phủ đã đồng ý để hơn một nửa trường tiểu học ở Anh sử dụng cách giảng dạy của Singapore và đã chi 41 triệu bảng để đào tạo giáo viên, viết sách giáo khoa mới.
phuong-phap-giao-duc-singapore2jpg
Trái ngược hẳn với cách giáo dục của Việt Nam, quốc đảo Singapore lại luôn nhấn mạnh vào việc “dạy ít thôi, học hỏi nhiều vào”.
Điều gì ở hệ thống giáo dục Singapore khuyến khích học sinh tự phát triển khả năng của mình? Và làm cách nào để các nước có thể tiếp nhận được phương pháp giảng dạy này?
Trọng tâm của phương pháp giáo dục toán Singapore là rèn luyện cho trẻ cách tập trung (tự học) thay vì việc cố dạy cho trẻ làm thế nào để giải quyết vấn đề. Phương pháp học tập này trải qua 3 giai đoạn: sự liên tưởng đến các vật thể thực tế, sau đó học qua hình ảnh, và cuối cùng thông qua các biểu tượng.
Singapore  cũng đề cao việc tư duy độc lập và khuyến khích học sinh theo đuổi niềm đam mê của mình. Số lượng bài tập về nhà được cắt giảm nhiều, thay vào đó học sinh sẽ có nhiều thời gian và có cơ hội lựa chọn đối tượng mình sẽ nghiên cứu…
Với mong muốn giúp học sinh Việt Nam tiếp cận với phương pháp dạy học hiệu quả của Singapore, đặc biệt là môn Toán, hocgioitoan.com.vn đã mua bản quyền 3 bộ sách Toán nổi tiếng tại Singapore bao gồm: Đánh thức Tài năng Toán học, Toán Tài Năng, Olympiad Maths Trainer . Đây đều là những bộ sách được viết bởi các thầy giáo nổi tiếng tại Singapore. Hiện sách đã được phát hành tại Việt Nam theo hình thức sách song ngữ (trừ bộ chuyên sâu Olympiad Maths Trainer).
phuong-phap-giao-duc-singapore
Sách Toán Singapore ngay từ khi có mặt ở Việt Nam đã được đông đảo phụ huynh, giáo viên và học sinh chào đón.
Về mặt nội dung, các sách có khoảng 70% tương đồng với kiến thức tại Việt Nam và được trình theo chuyên đề. Từ các chuyên đề này, bằng phương pháp trực qua sinh động, gắn với thực tế cuộc sống, sẽ hướng dẫn trẻ hiểu được bản chất của các dạng Toán. Sau khi hiểu, bé sẽ dễ dàng áp dụng vào việc làm các bài tập tương tự.
Ưu điểm của bộ sách còn ở chỗ luôn thách thức tư duy, khuyến khích trẻ tìm ra nhiều hơn 1 đáp án cho một bài toán. Áp dụng điều này vào Toán học cũng như các môn học khác thì tư duy của bé sẽ phát triển rất nhanh bởi bé sẽ không dễ dàng chấp nhận đi theo lối mòn. Như vậy, qua bộ sách khả năng tự học cũng như tư duy Toán học của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét