Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Cha mẹ hãy đọc để giúp trẻ nâng cao tinh thần tự giác học tập

Cha mẹ nào cũng có mong muốn con có ý thức trong việc học tập, cũng như chủ động lĩnh hội kiến thức để việc học trở thành niềm vui, chứ không phải việc gò ép trẻ.


Vậy làm cách nào cha mẹ có thể giúp con nâng cao ý thức tự học, hãy cùng tham khảo những bí quyết dưới đây nhé!


Giúp con thấy trách nhiệm của mình với việc học.


Trên thực tế, để con ngồi vào bàn học không ít cha mẹ đã áp dụng cách nhắc nhở, quát mắng và cả nịnh nọt để con. Tuy nhiên, điều này đã tạo nên thói quen xấu cho con, đợi đến lúc bố mẹ “lên tiếng” mới chịu đi học bài. Trẻ  cũng dễ nảy sinh tâm lý học đối phó, học cho cha mẹ chứ không phải cho bản thân.

Do vậy, cha mẹ cần giúp con thấy được lợi ích của việc học. Học là cho bản thân, chứ không phải là đối phó. Cha mẹ cũng cần thiết lập ranh giới rõ ràng về trách nhiệm của mình và của con đối với việc học. Theo đó, cha mẹ chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý khi con có câu hỏi hoặc cần giúp đỡ. Tuyệt đối không làm hộ, không ngồi sát cạnh, chỉ nên ngồi gần và đọc sách, hoặc làm việc

Sau khi con đã hoàn thành bài tập, cha mẹ có thể kiểm tra lại xem đã chính xác hay chưa

Tạo góc học tập yên tĩnh cho con


Trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm nên nếu thấy xung quanh ồn ào, hoặc anh chị em đang chơi, trẻ sẽ không thể tập trung để học bài. Vì vậy, góc học tập nên xa tivi, xa đồ chơi và nơi mọi người trong gia đình ngồi nói chuyện. Bàn học vừa với chiều cao của trẻ, và đầy đủ ánh sáng.



Góc học tập yên tĩnh, đủ ánh sáng sẽ giúp con học tập hiệu quả hơn.

 Tạo thói quen nề nếp


 Hàng ngày, đúng 8 giờ tối là thời gian con cần ngồi vào bàn học bài. Nếu hôm nào không có bài tập về nhà thì sẽ dành thời gian học đó để cùng đọc sách, viết chính tả .. Nếu 1 số ngày trong tuần, ví dụ thứ 5 hàng tuần con học thêm đến 7 giờ tối, cha mẹ có thể điều chỉnh riêng cho ngày thứ 5, 8h30 tối con mới bắt đầu học bài.

Bàn học phải gọn gàng ngăn nắp


Thói quen này có lợi để ngày hôm sau, khi đến giờ học, con không mất con đi dọn dẹp bàn, khiến con mất hứng, mất thời gian và tạo ra uể oải. Đồ dùng học tập, nước nên có sẵn và ở trong tầm tay với của con khi học, để con không phải đứng lên, ngồi xuống đi lấy nhiều lần.

 Tôn trọng giờ học của trẻ


Khi con đã ngồi vào bàn học, cha mẹ tuyệt đối không phàn nàn, trách mắng con trong giờ học bài. Nếu con có điều gì chưa tốt trong ngày, hãy nói và trao đổi với con vào lúc khác, ví dụ lúc con đi học về, hoặc lúc hoàn thành bài tập xong. Nếu con bắt đầu học mà bị cha mẹ quở trách thì sẽ chẳng thể tập trung học được nữa.

Chọn sách tham khảo phù hợp cho con


Việc lựa chọn được những cuốn sách tham khảo phù hợp, giúp con phát huy khả năng tự học có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, để chọn được các cuốn sách phù hợp cũng không phải là điều đơn giản, cha mẹ cần tham khảo kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Trên thị trường hiện nay, sách toán song ngữ có bản quyền từ Singapore đang được rất nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh đánh giá cao về nội dung kiến thức, cũng như phương pháp hướng dẫn trẻ. Quan trọng hơn, với những hướng dẫn trực quan trong các cuốn sách như Toán Tài Năng, Đánh thức Tài năng Toán học… trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc tự học. Nhờ đó, tư duy Toán học cũng như khả năng tự học của trẻ sẽ được cải thiện từng ngày. Để đánh giá về sự tiến bộ của trẻ, cha mẹ có thể khuyến khích con làm các bài kiểm tra trong bộ sách Olympiad Maths Trainer. Đây đều là những bộ sách rất nổi tiếng được biên soạn bởi những thầy giáo có uy tín tại đảo quốc Singapore.



Trên thị trường hiện nay, sách Toán song ngữ có bản quyền từ Singapore đang được rất nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh đánh giá cao về nội dung kiến thức, cũng như phương pháp hướng dẫn trẻ.

 Không thưởng phạt liên quan đến bài tập


Cách làm này chỉ  khiến trẻ có xu hướng học để được thưởng chứ không tự giác học cho bản thân. Ngoài ra làm như vậy có thể sẽ tạo ra stress cho trẻ, khiến chúng phải làm mọi cách để tránh bị phạt và được thưởng. Hoặc tệ hơn nữa, khi trẻ cảm thấy phạt hay thưởng cũng chẳng quan trọng với chúng nữa, và sẽ chẳng còn muốn học.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Những điều đáng phải học từ nền giáo dục đứng đầu châu Á - Singapore


Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục của Việt Nam và Singapore có đáng để các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục suy nghĩ?

Là một người mẹ, lại là một nhà báo, với góc nhìn sắc sảo chị Thu Hà đã có những “phản biện” sâu sắc về phương pháp giáo dục truyền thống.

Những bất cập của cách giáo dục truyền thống

Theo chị Thu Hà: Ở các gia đình, buổi tối trẻ con thường được nghe câu gì nhất? Có phải là “Con làm bài tập chưa?” “Con còn bài tập không?”
Tại sao chúng ta lại biến con mình thành những cái máy giải bài tập vậy?
Tại sao biến giáo viên thành thợ dạy, con mình thành thợ học, thợ thi?
Tại sao lại biến bộ não quý giá của con mình thành những cái hộp lèn đầy chữ?
Hãy thử hình dung mà xem, IQ của trẻ em Việt Nam đâu có thấp hơn IQ trung bình của thế giới đâu. Thế kỷ 21 rồi, con chúng ta có đầy đủ điều kiện, vật chất và thể chất để trở thành “công dân toàn cầu” mà. Nhưng, những học sinh xứng tầm công dân toàn cầu ở đâu rồi?
phuong-phap-giao-duc-singapore-1jpg
Hiện phương pháp giáo dục tại Việt Nam vẫn đi theo lối mòn, truyền thống.
Thực ra thì lỗi không phải tại các em, mà vì chúng ta chẳng được cập nhật những phương pháp tư duy mới mà các nước phương Tây đã áp dụng từ nhiều năm nay.
Các con vẫn quá tải, cặp vẫn nặng trịch và bài tập vẫn đầy nhóc. Học ngày học đêm học thêm chủ nhật, học rất nhiều, nhưng…
Chúng ta chỉ học Toán mà không học tư duy logic!
Chúng ta học văn mẫu mà không học cảm thụ!
Chúng ta học thuộc lòng mà không học phản biện.
Chúng ta chỉ học phát âm tiếng Anh mà không học tư duy và sáng tạo bằng tiếng Anh.
Chúng ta học vì sợ hãi mà không phải học vì đam mê.
Chúng ta học vì bố mẹ, vì thầy cô, vì thành tích thi cử, mà không phải học vì chính mình.
Và, mục đích giáo dục trong nhà trường là đào tạo con người xã hội chủ nghĩa mà không phải là công dân toàn cầu, tự do, tự lập, và hạnh phúc với chính mình.
Rất nhiều ba mẹ Việt Nam vẫn chỉ quan tâm đến lượng bài tập đã hoàn thành, số điểm đã đạt được, thậm chí là tới thứ hạng con mình so với “con người ta”, mà không xem trọng các kỹ năng mềm cần thiết để con tư duy, tự lập.
Những lo lắng, ám ảnh từ quá khứ của riêng mình, nên ba mẹ “úm” con quá chặt, bảo bọc, che chở, dạy dỗ theo khuôn mẫu, theo kinh nghiệm ông bà truyền lại. Đã cuối thập kỷ 20 của thế kỷ 21, mà ba mẹ cứ xài hoài tư duy phong kiến, buộc con phải ngoan trong “cái kén” của mình, không được nói lên quan điểm của mình và cũng không cả gan dám theo đuổi, bảo vệ tới cùng quan điểm của mình. “Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe cha mẹ trăm đường con hư”! Cãi là no đòn.
Nhiều học sinh đi du học về cứ hỏi, tại sao tụi Tây hồi nhỏ nó học nhàn tênh mà vào đại học nó học giỏi dữ, rồi đi làm thì siêu vậy. Trong khi ở ta, điểm số, kết quả học tập trên lớp luôn rất cao, nhưng khi đi làm thì lại loay hoay đủ chuyện.

Giáo dục singapore có gì khác biệt?

Trái ngược hẳn với cách giáo dục của Việt Nam, quốc đảo Singapore lại luôn nhấn mạnh vào việc “dạy ít thôi, học hỏi nhiều vào”. Nhờ vào định hướng giáo dục này mà chỉ có 5,5 triệu người, Singapore thường xuyên được xếp hạng đầu trong bảng so sánh các quốc gia có hệ thống giáo dục và khả năng toán học của học sinh trên toàn thế giới.
Trong bảng xếp hạng của 76 quốc gia và lãnh thổ được công bố bởi OECD, Singapore đứng thứ nhất, tiếp theo là Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Bảng xếp hạng dựa trên những thử nghiệm về khả năng của học sinh 15 tuổi về toán học và khoa học. Anh ở vị trí thứ 20 và Mỹ 28.
Thậm chí, một số nước phát triển còn tìm cách tiếp thu nền giáo dục của Singapore và cách tiếp cận của riêng mình nhằm giảng dạy Toán, khoa học. Điển hình là Anh, chính phủ đã đồng ý để hơn một nửa trường tiểu học ở Anh sử dụng cách giảng dạy của Singapore và đã chi 41 triệu bảng để đào tạo giáo viên, viết sách giáo khoa mới.
phuong-phap-giao-duc-singapore2jpg
Trái ngược hẳn với cách giáo dục của Việt Nam, quốc đảo Singapore lại luôn nhấn mạnh vào việc “dạy ít thôi, học hỏi nhiều vào”.
Điều gì ở hệ thống giáo dục Singapore khuyến khích học sinh tự phát triển khả năng của mình? Và làm cách nào để các nước có thể tiếp nhận được phương pháp giảng dạy này?
Trọng tâm của phương pháp giáo dục toán Singapore là rèn luyện cho trẻ cách tập trung (tự học) thay vì việc cố dạy cho trẻ làm thế nào để giải quyết vấn đề. Phương pháp học tập này trải qua 3 giai đoạn: sự liên tưởng đến các vật thể thực tế, sau đó học qua hình ảnh, và cuối cùng thông qua các biểu tượng.
Singapore  cũng đề cao việc tư duy độc lập và khuyến khích học sinh theo đuổi niềm đam mê của mình. Số lượng bài tập về nhà được cắt giảm nhiều, thay vào đó học sinh sẽ có nhiều thời gian và có cơ hội lựa chọn đối tượng mình sẽ nghiên cứu…
Với mong muốn giúp học sinh Việt Nam tiếp cận với phương pháp dạy học hiệu quả của Singapore, đặc biệt là môn Toán, hocgioitoan.com.vn đã mua bản quyền 3 bộ sách Toán nổi tiếng tại Singapore bao gồm: Đánh thức Tài năng Toán học, Toán Tài Năng, Olympiad Maths Trainer . Đây đều là những bộ sách được viết bởi các thầy giáo nổi tiếng tại Singapore. Hiện sách đã được phát hành tại Việt Nam theo hình thức sách song ngữ (trừ bộ chuyên sâu Olympiad Maths Trainer).
phuong-phap-giao-duc-singapore
Sách Toán Singapore ngay từ khi có mặt ở Việt Nam đã được đông đảo phụ huynh, giáo viên và học sinh chào đón.
Về mặt nội dung, các sách có khoảng 70% tương đồng với kiến thức tại Việt Nam và được trình theo chuyên đề. Từ các chuyên đề này, bằng phương pháp trực qua sinh động, gắn với thực tế cuộc sống, sẽ hướng dẫn trẻ hiểu được bản chất của các dạng Toán. Sau khi hiểu, bé sẽ dễ dàng áp dụng vào việc làm các bài tập tương tự.
Ưu điểm của bộ sách còn ở chỗ luôn thách thức tư duy, khuyến khích trẻ tìm ra nhiều hơn 1 đáp án cho một bài toán. Áp dụng điều này vào Toán học cũng như các môn học khác thì tư duy của bé sẽ phát triển rất nhanh bởi bé sẽ không dễ dàng chấp nhận đi theo lối mòn. Như vậy, qua bộ sách khả năng tự học cũng như tư duy Toán học của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Tại sao trẻ em Singapore học giỏi toán, có phải họ thông minh hơn ta?

Câu trả lời tất nhiên là: Không. Mọi đứa trẻ sinh ra để giống nhau, trừ 1 số rất nhỏ trường hợp thần tài. Thế thì tại sao?

Chỉ có 5,5 triệu người, Singapore thường xuyên được xếp hạng đầu trong bảng so sánh các quốc gia có hệ thống giáo dục và khả năng toán học của học sinh trên toàn thế giới.

Trong bảng xếp hạng của 76 quốc gia và lãnh thổ được công bố bởi OECD tháng 5 năm ngoái, Singapore đứng thứ nhất, tiếp theo là Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Bảng xếp hạng dựa trên những thử nghiệm về khả năng của học sinh 15 tuổi về toán học và khoa học. Anh ở vị trí thứ 20 và Mỹ 28.

Một số nước đang tìm cách tiếp thu nền giáo dục của Singapore và cách tiếp cận của riêng mình nhằm giảng dạy toán, khoa học. Điển hình là Anh, chính phủ đã đồng ý để hơn một nửa trường tiểu học ở Anh sử dụng cách giảng dạy của Singapore và đã chi 41 triệu bảng để đào tạo giáo viên, viết sách giáo khoa mới.


Một lớp học của Singapore


Điều gì ở hệ thống giáo dục Singapore khuyến khích học sinh tự phát triển khả năng của mình? Làm cách nào để các nước có thể tiếp nhận được phương pháp giảng dạy này?

“Phương pháp học toán Singapore” được phát triển bởi đội ngũ giáo viên trong những năm 1980, những người được giao nhiệm vụ viết ra các tài liệu giảng dạy chất lượng cao của Bộ Giáo dục. Họ đã nghiên cứu rất nhiều, cũng đi du lịch đến các trường học ở các nước khác, bao gồm Canada và Nhật Bản, để so sánh hiệu quả các phương pháp giảng dạy.

Trọng tâm của phương pháp này là rèn luyện cho trẻ cách tập trung thay vì việc cố dạy cho trẻ làm thế nào để giải quyết vấn đề. Phương pháp học tập trải qua 3 giai đoạn: sự liên tưởng đến các vật thể thực tế, sau đó học qua hình ảnh, và cuối cùng thông qua các biểu tượng.

Lý thuyết đó góp phần nhấn mạnh cách giảng dạy của Singapore trong ngành toán học với giáo cụ trực quan: sử dụng các khối màu để đại diện cho phân số hoặc tỷ lệ.

Một ví dụ ở trường Admiralty, ngôi trường cấp 2 nằm ở phía bắc Singapore. Trong giờ học toán sau bữa ăn trưa, giáo viên mời học sinh rời khỏi chỗ ngồi, điều đó khuyến khích sự tò mò của trẻ. Sau đó, giáo viên mời một em lên giải bài toán – tạo nên bầu không khí đối đầu vui vẻ.

Một học sinh giải bài toán, sau đó dường như chưa chắc về đáp án, liền chạy lên và sửa lại, tuy nhiên, một em khác ở dưới liền nói to rằng “Vẫn sai!”. Vào khoảng thời gian gần cuối của tiết toán, học sinh có một bài kiểm tra nhỏ. Chúng trả lời câu hỏi trên máy tính bảng, và ngay sau đó máy tính sẽ hiển thị số câu trả lời đúng, sai.

Một cậu học sinh với niềm vui cùng với cánh tay cầm chiếc máy tính bảng vẫy vẫy, ra hiệu đã hoàn thành bài kiểm tra khá nhanh. Màn hình chiếc máy hiện lên một biểu đồ tròn bao trùm bởi màu xanh lá cây, hầu như cậu ta đã trả lời đúng toàn bộ số câu hỏi. Ngay sau đó, cả lớp dành cho cậu bé một tràng vỗ tay.

Tuy nhiên, cách thức giảng dạy của quốc đảo này từng chịu nhiều chỉ trích vì việc quá gò bó học sinh. Nhận thấy cần thay đổi, chính phủ Singapore đưa ra những cải cách mới.

Singapore đang chủ trương “dạy ít hơn, học hỏi nhiều hơn”, đề cao việc tư duy độc lập và khuyến khích học sinh theo đuổi niềm đam mê của mình. Số lượng bài tập về nhà được cắt giảm nhiều, thay vào đó học sinh sẽ có nhiều thời gian và có cơ hội lựa chọn đối tượng mình sẽ nghiên cứu.

Những điểm nổi bật trong phương thức học của Singapore


2 bộ sách tham khảo phổ biến hàng đầu Singapore


Tạo tâm thế tích cực đối với toán học. Đừng bao giờ cho rằng “tôi là một người dốt toán”, bởi vì mỗi đứa trẻ có thể học tốt toán học với sự tự tin và hỗ trợ.

Khuyến khích con trẻ chứng minh sự hiểu biết bằng nhiều cách, ví dụ để chúng nói ra những điều mình nghĩ, vẽ bức tranh hoặc xây dựng mô hình vật lý.

Khen ngợi trẻ em vì những nỗ lực, cách nhận biết và sự kiên trì trong giải quyết vấn đề thay vì tìm câu trả lời đúng. Xây dựng sự tự tin bằng cách xem sai lầm là giá trị để học tập.

Biến toán học thành điều gần gũi bằng cách biến cuộc sống hàng ngày trở thành một cuộc trò chuyện toán học. Ví dụ: Có bao nhiêu chiếc xe đang đỗ khi chúng ta đang trên đường đến trường?

Tìm nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Đề cao sáng tạo hơn là nỗ lực theo đường cũ.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Hướng dẫn cha mẹ dạy con Học Toán Hiệu Quả



Cũng như nhiều môn học khác, khi hiểu được ý nghĩa, tính ứng dụng của Toán học trong đời sống, lại được giảng dạy bằng phương pháp thú vị, chắc chắn trẻ sẽ vô cùng hào hứng khi tiếp cận với môn học này.


Dưới đây là một số cách giúp cha mẹ có thể dạy con học Toán một cách hiệu quả nhất.

1. Cha mẹ cũng cần xem lại các kiến thức Toán học
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng họ nhớ và biết cách giải các bài toán, như vậy là họ có thể dạy cho trẻ về các khái niệm, các thuật toán. Điều này không hoàn toàn đúng. Toán cũng giống như ngoại ngữ, cần phải được làm chủ trước khi truyền thụ cho một ai khác.

Do đó, cha mẹ hãy dành thời gian để xem lại các khái niệm trong Toán học, hãy học về các thuật ngữ, các định nghĩa, phép toán và luyện tập sử dụng chúng thường xuyên. Trước khi dạy Toán cho trẻ, hãy chắc chắn rằng bạn có thể giải thích các câu hỏi tại sao trong toán học. Bên cạnh đó, cha mẹ còn có thể tham khảo thêm các phương pháp học Toán hiệu quả từ các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Singapore, Nhật Bản hay Anh Quốc. Đây đều là những phương pháp giáo dục rất hiệu quả, bạn có thể áp dụng cho con của mình.
Hãy chỉ cho trẻ thấy các ứng dụng của Toán học trong thực tế
Một số người cho rằng Toán học là vô dụng và không có gì có thể ứng dụng được nó trong cuộc sống hàng ngày. Để làm thay đổi điều này hãy thử đưa trẻ đi lòng vòng quanh phố và ghi chú lại những điều mà Toán học có thể áp dụng vào.
Phương pháp rất quan trọng trong việc giúp trẻ học Toán.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt ra các câu hỏi cho trẻ ví dụ như, khi vận tốc thay đổi thì thời gian để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác sẽ thay đổi như thế nào. Khi bạn có thể đưa ra những ứng dụng thực tế hữu ích của toán học, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với môn học này.
Luôn giúp trẻ thực hành các kiến thức Toán học
Khi học về các kiến thức Toán học chẳng hạn như về đo lường hay phân số, cha mẹ có thể cùng con vào bếp để nấu nướng hay cắt  bánh để giúp con hiểu hơn về các kiến thức này.
Học đi đôi với hành sẽ giúp trẻ cảm thấy Toán học có nhiều ứng dụng trong thực tế.

Giúp trẻ học Toán một cách vui vẻ
Cha mẹ có thể thử trình bày các thông tin Toán học bằng lời nói, trực quan và hành động (thực hành). Sau đó hãy để cho trẻ có cơ hội để ứng dụng các thuật toán theo cách tương tự và dành thời gian quan sát trẻ cũng như củng cố hoặc chỉnh sửa cho chúng.
Với phương pháp dạy trên, chắc chắn con bạn sẽ cảm thấy Toán học rất thú vị, từ đó kết quả học tập của trẻ cũng sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.