Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

6 cách giúp trẻ thích thú khi bước vào năm học mới

Cũng không còn nhiều thời gian nữa, trẻ sẽ chính thức bước vào năm học mới. Vậy cần làm gì để giúp con hào hứng khi bước vào năm học mới là điều không ít phụ huynh đang loay hoay tìm câu trả lời.
Nếu bạn cũng đang boăn khoăn với vấn đề này, dưới đây chính là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
1.Hãy giúp trẻ làm quen với nhịp độ mới
Sau kỳ nghỉ hè dài, trẻ gần như đã quen với việc được vui chơi thoải mái, do đó, việc ngay lập tức bị ép học với cường độ lớn sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và không hề thích thú với việc học.
Để hạn chế điều này, cha mẹ không nên cứng nhắc bắt ép trẻ mà cần nhẹ nhàng khuyên bảo, đưa ra các hình thức khuyến khích để trẻ thấy việc đi học như là cuộc vui chơi. Các thầy cô cũng cần cho trẻ thời gian thích ứng, không nên ép trẻ vào khuôn khổ, nội quy lớp học ngay.
2. Cùng con trang trí góc học tập
Để tạo cho bé tâm lý thoải mái, hào hứng khi học tập, cha mẹ nên cho bé tự chọn và trang trí góc học tập theo ý thích. Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ, cùng con dọn dẹp lại góc học tập cho thật gọn gàng, sạch sẽ. Xếp sách vở mới của con sẵn sàng lên kệ. Có thể dán thêm một thời khóa biểu xinh xắn. Bé sẽ hứng thú với việc học.

Cha mẹ cần giúp đỡ con trang trí góc học tập thật đẹp để bước vào năm học mới.
3. Khuyến khích con học những môn yêu thích
Mỗi trẻ nhỏ thường đặc biệt thích thú một môn học nào đó. Đây chính là môn học cha mẹ cần khuyến khích con để tạo động lực cũng như tạo sự vui vẻ, phấn chấn ở trẻ khi bước vào năm học mới. Tương tự như vậy, khi bé học hãy kích thích trẻ bằng các bài dễ rồi mới nâng dần cấp độ đến các bài khó.
Sau khoảng 45 đến 60 phút học tập, bạn cần cho trẻ thư giãn bằng việc đọc truyện tranh, nghe nhạc hay những việc mà trẻ yêu thích. Trên thực tế sự kết hợp giữa việc học tập với nghỉ ngơi, vui chơi  sẽ giúp trẻ cảm thấy việc học trở nên nhẹ nhàng, nhờ đó mà kết quả học tập của trẻ cũng dễ được cải thiện.
4. Chọn sách tham khảo tốt, phương pháp hay
Trên thế giới hiện có rất nhiều phương pháp giáo dục hiện đại như phương pháp giáo dục của Singapore, Mỹ, Nhật Bản… cha mẹ có thể tham khảo thêm để hỗ trợ con trong quá trình học tập. Hiện ở Việt Nam các bộ sách nổi tiếng của các quốc gia này hiện đã có mặt. Tiêu biểu như bộ sách: Toán Tài NăngĐánh thức tài năng Toán học, Olympiad Maths Trainer của Singapore. Đây đều là những cuốn sách được đánh giá cao cả về nội dung và hình thức. Học theo các cuốn sách này, trẻ không chỉ thay đổi về cách học Toán mà còn thay đổi tư duy về việc học Toán.

Ngoài ra, phụ huynh cần rèn cho con thói quen tự lập ngay từ nhỏ, biết cách sắp xếp thời gian học tập, vui chơi, biết giúp đỡ bố mẹ các công việc nhỏ trong gia đình… Như thế trẻ sẽ tăng dần tính trách nhiệm với bản thân, với người khác.
5. Nêu gương tốt cho trẻ
Bản thân cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực vì rất nhiều hành vi trẻ học từ cha mẹ. Bố mẹ say mê nghiên cứu, làm việc nghiêm túc đều ít nhiều ảnh hưởng đến con. Chẳng hạn mỗi buổi tối khi con học bài, cha mẹ ngồi làm việc hay đọc sách một cách nghiêm túc trẻ sẽ thấy được điều đó và dần dần hình thành thói quen tự học mà không cần phải nhắc.
Cha mẹ không nên nói chuyện quá to hay ngồi xem tivi trong lúc con học sẽ làm bé mất tập trung và cảm thấy đơn độc, ghen tỵ vì mình phải học trong khi mọi người ngồi chơi. Ngoài ra, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về lòng hiếu học của những nhà khoa học hiện đại hoặc cổ xưa để trẻ lấy đó là tấm gương học tập…
6. Khuyến khích mặt tích cực của trẻ
Cha mẹ không nên chỉ nhắm vào những điểm tiêu cực của trẻ mà tích cực phát hiện ra những ưu điểm, những tiến bộ. Dành cho trẻ sự khen ngợi kịp thời, thường xuyên khích lệ trẻ. Bố mẹ có thể khích lệ trẻ, bằng cách nói: “Bố mẹ biết khả năng của con không phải chỉ như vậy. Chỉ có điều nó chưa được phát huy thôi, con hãy cố gắng lên”.

Trẻ rất cần sự động viên, khích lệ của cha mẹ.
Điều này sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc đánh mắng, dọa dẫm trẻ dẫn đến việc trẻ không muốn đi học, sợ đến lớp. Không chỉ có vậy, hậu quả của sự đánh mắng còn dẫn đến tổn thương lâu dài về mặt tâm lý cho trẻ. Trẻ dễ có hành vi gây hấn với trẻ khác khi không vừa ý hoặc bắt chước cha mẹ các hành vi hung tính…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét